Văn hóa bình dân Pan_American_World_Airways

Pan Am nắm giữ vị trí cao ngất ngưởng trong văn hóa bình dân thời kỳ Chiến tranh lạnh. Một trong những hình ảnh nổi tiếng nhất của Hãng chính là việc ban The Beatles đến sân bay JFK vào năm 1964 trên chiếc Pan Am Boeing 707-331 Clipper Defiance.

Từ năm 1964 đến năm 1968, họa sĩ lừa Frank Abagnale, Jr., hóa trang thành phi công của Pan Am, đi máy bay mà không phải trả tiền tới rất nhiều điểm đến trên ghế phụ của buồng lái. Ông ta cũng sử dụng những khách sạn được Pan Am ưu đãi, trả các hóa đơn với séc giả và sau đó mua sắm bằng cuộn séc trả cho nhân viên với cái tên của Pan Am. Ông ta đã chứng minh giai đoạn này qua cuốn tiểu thuyết Catch Me if You Can (Hãy bắt tôi nếu có thể), sau đó tác phẩm này được dựng thành phim vào năm 2002. Abagnale gọi Pan Am là "Ritz-Carlton của các hãng hàng không" và lưu ý rằng những ngày xa xỉ trong du lịch hàng không đang mất đi dần.

Trong chương trình tàu vũ trụ Apollo, Pan Am bán vé cho chuyến bay tương lai tới Mặt Trăng. Những chiếc vé này sau đó trở thành những vật vô giá của các nhà sưu tầm. Một chiếc Pan Am "Space Clipper" hư cấu, chiếc máy bay vũ trụ thương mại được gọi là Orion III có vai trò xuất chúng trong phim của Stanley Kubrick có tên 2001: A Space Odyssey, đưa ra trên bích chương của phim. Mô hình chất dẻo của chiếc Pan Am Space Clipper được tung ra thị trường bởi công ty Aurora cùng thời gian phát hành phim vào năm 1968. Một bức hình châm biếm bộ phim của tạp chí Mad Magazine vào năm 1968 cho thấy nữ tiếp viên của Pan Am trong bộ đồ "Actionwear by Monsanto" với việc họ đùa về gương mặt các hành khách khi nôn ra trong môi trường vô trọng lực. Phần tiếp theo của phim, 2010: The Year We Make Contact cũng đề cao Pan Am ở cảnh quan quảng cáo trên ti vi ở nhà vợ góa của David Bowman với khẩu hiệu "Với Pan Am, sẽ không còn giới hạn nữa". Trong một sê-ri phim khoa học viễn tưởng gần đây, Battlestar Galatica, một trong những con tàu của những người sống sót lang thang trong vũ trụ là chiếc tàu ngôi sao "Pan Galactic" hoặc "Pan Gal". Con tàu được sơn màu sơn của Pan Am và biểu trưng của Pan Am thì gần giống như đúc biểu trưng cũ của Pan American.

Pan Am cũng xuất hiện trong một số phim khác, đặc biệt là một số phim "Điệp viên 007". Những chiếc Boeing 707 của Hãng được đề cao trong một số phim như Dr. No, From Russia with Love và phim nhại lại nổi tiếng Casino Royale, khi mà chiếc Pan Am 747 và Worldport xuất hiện trong Live and Let Die. Biểu trưng của hãng cũng được nổi bật lên trong Licence to Kill, khi James Bond đăng ký chuyến bay của Pan Am mà rốt cuộc thì anh ta không lên máy bay.

Những sự đề cập khác bao gồm có:

  • Phim được sản xuất năm 1969 Bullitt làm nổi bật cảnh rượt đuổi nhau tại phi trường San Francisco, nơi mà nhân vật do Steve McQueen đóng đuổi theo một tên tội phạm trên đường khi lắt léo ra khỏi những chiếc Pan Am Boeing 707.
  • Cũng trong năm 1969, diễn viên người Áchentina Isabel Sarli đăng ký và lên chuyến bay trên chiếc Pan Am Boeing 707 từ Thành phố Panama, Panama tới Buenos Aires trong bộ phim của Armando Bo, Desnuda de la arena.
  • Biểu tượng của hãng cũng được nhìn thấy trong Blade Runner. Sau đó Pan Am trở thành một trong những nạn nhân của cái được cho là sự nguyền rủa của Blade Runner lên những công ty lớn có biểu trưng xuất hiện một cảnh trong phim.
  • Pan Am cũng được nhắc đến rõ ràng một cách nổi bật trong Scarface (cảnh quay đặt ở Miami, một trong những trung tâm lớn của Pan Am), nơi mà biểu tượng cùng với khẩu hiệu của Pan Am bị sử dụng riêng bởi trùm tội phạm Tony Montana.
  • Trong bộ phim sản xuất năm 1988 High Spirits, một gia đình những du khách người Mỹ du lịch tới lâu đài Ái Nhĩ Lan của Peter Plunkett trên chiếc Pan Am 747. Đây là một trong những bộ phim cuối cùng mà khán giả có thể thấy chiếc 747 với màu mới của Pan Am.
  • Pan Am cũng được nổi bật ở đoạn mở đầu phim Hook của Robin Williams, phim mà một gia đình ở trên một chiếc Pan Am Boeing 747-121 tới London. Trớ trêu thay, bộ phim ra mắt chỉ một tuần sau khi Pan Am dừng hoạt động.
  • Trong phim The Phantom (1996), một chiếc Pan Am Clipper, chắc chắn là chiếc Sikorsky S-42, cố gắng tạo ra một chuyến đi "không phạm vi" giữa New York và đất nước hư cấu Bengala ở châu Phi trước khi cuộc tấn công của hải tặc trên không dừng nó lại. Cũng ở cảng New York quảng cáo rằng: "Pan Am Clipper Cargo" và "Via Pan American", cả hai với biểu tượng cũ của Pan Am.

Ở Nhật Pan Am là nhà tài trợ chính cho môn vật Sumo từ 1961 đến 1991 (tiếp tục sau khi Hãng rút khỏi thị trường vượt Thái Bình Dương). Quản lý vùng Viễn Đông David Jones là người trao cúp Pan American Trophy cho các tay đô vật xuất sắc sau mỗi vòng đấu, ông cũng là người có chút tiếng tăm trong làng thể thao Nhật. Pan Am cũng cho Công ty xếp hình Tuco mượn tên và logo của hãng từ thập niên 1960 đến 1970. Những bộ xếp hình miêu tả các thắng cảnh đẹp mà hành khách có thể đến được với Pan Am.

Pan Am cũng là nhà tài trợ chính cho các sự kiện thể thao lớn như FIFA World Cup (lần cuối vào năm 1990) và Đại hội Olympic (lần cuối vào năm 1988).

Một thuật ngữ sử dụng trong tâm lý học bình dân là "Pan American (hoặc Pan Am) Smile" được đặt tên sau lời chào của tiếp viên (hay ít nhất là của các diễn viên đóng vai tiếp viên trên quảng cáo truyền hình) được cho là tới hành khách, nó gồm cả sự cử động gượng gạo của miệng mà không có cử động của các cơ mặt xung quanh mắt giúp cho miêu tả nụ cười thật hơn. Nó cũng được bắt chước một cách định kỳ trong suốt bộ phim Toy Story 2, khi một con búp bê Barbie được thiết kế sau đó và ăn mặc như một tiếp viên của Pan Am.